Trong kỷ nguyên thương mại điện tử, sự sinh tồn của bạn phụ thuộc rất lớn vào việc trang web mà bạn thiết lập ra có hiệu quả và thu hút được nhiều khách hàng hay không. Công việc này nghe qua có vẻ dễ dàng nhưng khi thực hiện lại khá khó khăn. Rất có thể trang web đang gây cho khách hàng một số khó chịu nào đó mà bạn không hề hay biết. Vậy bạn phải làm những gì để thay đổi điều này?
Cùng với thời gian, các khách hàng trực tuyến đang ngày một trở nên khó tính hơn, họ yêu cầu nhiều hơn và mức độ “khoan dung” cũng ít hơn khi ghé thăm các trang web thương mại điện tử trên Internet. Một cuộc điều tra về các khách hàng trực tuyến của hãng nghiên cứu thương mại điện tử Hostway cho thấy hơn 70% khách hàng nói rằng những khó chịu lớn nhất của họ đó là không thể mua hàng từ một trang web sau khi click chuột vào một quảng cáo pop-up; những trang web đăng nhập kiểu “đăng ký để biết thêm thông tin (register for more information) cản trở người dùng tiếp cận nội dung; hay các yêu cầu cài đặt phần mềm để có thể xem được trang web. Những điều khó chịu khác đó là: đường link không hoạt động, cấu trúc web phức tạp, tốc độ duyệt chậm, những công cụ tìm kiếm thông tin trong website không hiệu quả, bố cục trình bày và thông tin nghèo nàn.
Andre Stecki, thành viên sáng lập kiêm CEO của hãng GoApply.com. trụ sở tại Aliso Viejo, California , đã phải rất khó khăn mới có thể giúp trang web của ông bớt gây cho khách hàng những điều khó chịu. GoApply.com hiện là một công ty cung cấp dịch tài chính và cầm cố trực tuyến với doanh thu trên 35 triệu USD/năm.
Trong quá khứ, những khách hàng nào muốn có một khoản vay từ GoApply.com đều phải điền vào một bản đăng ký dài “trang giang đại hải” với vài chục câu hỏi. “Chúng tôi đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm khác nhau để tìm ra tất cả những điểm khiến khách hàng khó chịu trong bản đăng ký, và chúng tôi đã quyết định số lượng câu hỏi từ 16 đến 18 câu là thích hợp nhất”, Stecki cho biết, “Cảm ơn Bảng đăng ký với số lượng câu hỏi ít hơn, ngày càng nhiều khách hàng đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi trong năm vừa qua”.
Ngày nay, nhiều công ty đang cải tiến và nâng cấp các trang web của mình. Tiffany Shlain, thành viên sáng lập hãng The Webby Awards, San Francisco, Mỹ, cho biết: “Trước đây, mục tiêu của các trang web chỉ là làm sao có được các khách ghé thăm. Còn giờ đây, mục tiêu là trang web phải cung cấp cho khách hàng các thông tin, đường link và dịch vụ hữu ích nhằm phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất. Shlain đã đưa ra một số giải pháp giúp bạn có được một trong web hiệu quả trong kỷ nguyên thương mại điện tử đầy khốc liệt:
1. Tránh những nội dung thông tin hay các công cụ tiện ích không mấy liên quan khiến việc tốc độ trang web của bạn bị chậm đi.
Để là được điều này, trước tiên bạn cần phát họa sơ qua nội dung, các mục chính của trang web, qua đó xác định trang web của bạn cần có những gì và hình thức ra sao. Ví dụ, một trang web về sách kinh doanh, bạn cần có những mục riêng cho những loại sách khác nhau như tiếp thị, quản trị, tài chính kế toán, luật, xuất nhập khẩu,… Và để góp phần tối ưu hoá bộ máy tìm kiếm cũng như tốc độ duyệt, các trang link từ trang chủ chỉ nên có từ 350 đến 550 từ. Khi nội dung của một trang quá dài, bạn nên chia thành nhiều trang khác nhau, tuy vậy nên giữ nguyên cách trình bày (layout) ban đầu. Có một số bộ máy tìm kiếm thường bỏ qua những trang vượt quá 100kb. Vì thế bạn cần tìm cách giảm thiểu dung lượng của trang web.
2. Đảm bảo thanh tìm kiếm và định hướng web site được ổn định, xuất hiện tại mọi trang web con.
Bạn nên sử dụng các công cụ hướng dẫn để cho khách hàng thấy họ đang ở đâu và họ có thể quay trở lại như thế nào. Các đường link cũng cần dễ dàng khám phá. Bạn hãy tạo ra các đường link bằng chữ hay biểu tượng ở tất cả các trang con để mọi người có thể xem lại hoặc xem tiếp mà không phải sử dụng đến nút “back” hay “forward” của trình duyệt. Bạn cũng cần nhớ là phải có những chữ thay thế tất cả các đồ hoạ và đường link liên kết trong trang của bạn. Đây là những từ sẽ xuất hiện thay thế đồ họa khi tuỳ chọn đồ hoạ trong trình duyệt bị tắt hoặc khi người ta nhấn nút “stop” trước lúc trang được tải về đầy đủ.
3. Đặt một đường link rõ ràng ngay tại trang chủ để cung cấp cho khách hàng các thông tin liên lạc với công ty bạn, bao gồm số điện thoại, số fax, địa chỉ mail bưu điệu và e-mail.
4. Cung cấp những thông tin tổng quan về công ty bạn, những tin tức trong ngành công nghiệp bạn đang kinh doanh ngay tại trang chủ của website.
Thường xuyên xem xét và kiểm tra lại trang web để đảm bảo rằng mọi thứ được cập nhập và các đường link luôn hoạt động tốt. Nội dung trang web cũng rất quan trọng: Bạn cần phải tìm hiểu cách thức mà thị trường sẽ tìm kiếm sản phẩm của bạn. Cần tìm ra những giả thiết khác nhau, thử nghiệm và điều chỉnh sao cho hợp lý. Để trang web nằm ở top 10 trong kết quả tìm kiếm, bạn cần phải có sự chuẩn bị kĩ càng và phương pháp kỹ thuật tốt. Cần quan tâm đến hai phương diện: nội dung phải phù hợp với người truy cập và bố trí như thế nào để phù hợp với các bộ máy tìm kiếm trực tuyến.
Cuối cùng, sau khi khám phá trang web của bạn, khách hàng cần hiểu rõ được đâu là những lợi ích mà sản phẩm và dịch vụ của bạn đem lại cũng như cung cấp cho khách hàng phương thức đặt hàng thuận tiện nhất. Liệu trang web bạn đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng trước khi bạn yêu cầu họ đặt hàng chưa? Trang web của bạn đã tạo cho khách hàng sự yêu thích và hứng thú trước khi bạn mời họ đặt hàng chưa? Bạn đã cung cấp cho khách hàng một số cách đặt hàng thuận tiện cả trên mạng và ngoài mạng chưa? Liệu bạn đã hướng dẫn khách xem cụ thể từng buớc một khi duyệt web chưa? Hãy trả lời những câu hỏi trên và bạn sẽ có một trang web hiệu quả nhất đem lại lợi nhuận ngày một lớn hơn.
Theo Bwportal