Tất yếu trong xây dựng thương hiệu là phải có website

27/10/2012 4310 lượt xem
Trang chủ Kiến thức về website

Xây dựng website hay thiết kế website là một việc tất yếu trong xây dựng thương hiệu. Giờ đây bạn có thể dễ dàng tìm thấy những khách hàng rất hứng thú trong việc phát triển website cho công ty của mình và họ luôn ở trong tư thế sẵn sàng cùng bạn bắt tay vào việc.


Tuy vậy, trong số đó tôi nhận thấy rằng có một vài khách hàng thường bỏ quên những nguyên tắc xây dựng thương hiệu quan trọng.

Đa số họ sẵn sàng bắt đầu xây dựng đế chế thống trị cho mơ ước của mình bằng một trang web mới lạ, khác thường. Họ hoàn toàn tin rằng: “Xây dựng trang web xong chắc chắn sẽ có người truy cập”.

Điều đó cũng có thể đúng nhưng mỗi một trang web thôi cũng sẽ không thể làm tăng doanh số. Nếu như không có sự cân bằng, giữa các yếu tố xây dựng thương hiệu và những công việc cần phải làm thì doanh số bán hàng sẽ không tăng, trang web chỉ đứng đơn độc một mình, không phát huy được tác dụng. Vì vậy những điều này phải hòa hợp.

Có rất nhiều cách để phát triển thành công thương hiệu công ty. Và chiến lược xây dựng thương hiệu tập đoàn thông qua trang web cũng chỉ là một phần của phương trình. Nếu bạn đầu tư nhiều thời gian để phát triển cho trang web của mình, có thể mọi việc sẽ đi đúng hướng ngay từ đầu.

Còn nếu như cứ làm đi làm lại nhiều lần, nó không chỉ khiến bạn tốn chi phí tư vấn, mất khách hàng, giảm doanh số bán mà còn mất đi một khoản thu tiềm năng. Để chắc chắn rằng mình đang đi đúng hướng, bạn cần hiểu được những yếu tố cơ bản để thương hiệu thành công là gì?



Tóm lại, một thương hiệu thành công thường chứa đựng nhiều yếu tố chứ không chỉ phụ thuộc duy nhất vào phần giao diện bắt mắt. Bạn hãy cân nhắc bảng liệt kê dưới đây và thử nhìn nhận xem bạn đã nhận thức chúng như thế nào (tốt hơn là hãy in ra và xem chúng như là một bản để bạn đánh dấu kiểm tra):

  • Bạn cần hiểu rõ thị trường mục tiêu của mình, càng rõ chừng nào, càng tốt chừng ấy - thậm chí trước khi họ tìm thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, trước khi họ kịp nhận ra họ đang tìm kiếm điều gì.
  • Phải có mối liên kết giữa thương hiệu hàng hóa, khách hàng và thị trường mục tiêu. Điều đó còn cần thiết hơn cả vẻ ngoài thương hiệu của bạn.
  • Khi bạn liên tục tiến hành những cuộc nghiên cứu bất tận, hãy đảm bảo chắc rằng ai đó sẽ cân nhắc thận trọng những yếu tố cảm xúc sẽ kết nối với thương hiệu của bạn theo một cách phù hợp nhất với thị trường mục tiêu.
  • Nếu công ty của bạn là một công ty có chất lượng với giá cả phù hợp, ví dụ như vậy, hãy tìm cách loan truyền câu chuyện kinh nghiệm của một khách hàng nào đó đã nhận được sản phẩm hay dịch vụ của bạn với mức giá tuyệt vời có thể bằng hình ảnh, bằng một dòng tiêu đề hay bằng những thông điệp marketing “online” hay “offline”.
  • Đừng bao giờ đánh mất sức mạnh của sự thống nhất tiềm ẩn trong mỗi thương hiệu. Nếu bạn chỉ chú trọng đến vẻ ngoài thì không gì nguy hiểm hơn việc bạn đã tự hòa trộn bản thân mình với những màu sắc và thiết kế để biến mình giống như một bản đồ chằng chịt.
  • Thật ngạc nhiên là liệu có công ty nào dám phối hợp nhiều màu khác nhau để tạo nên logo cho chính công ty của họ. Vì vậy bạn cần chắc rằng logo, màu sắc, các mẫu thiết kế cùng các bài thuyết trình phải luôn nhất quán, cho dù là chúng được in ấn hay đưa lên trang web. Sự thay đổi có thể rất tốt và cần thiết song chúng phải bổ xung cho nhau.
  • Đừng bao giờ để cho người tiêu dùng nhai lại những tài liệu marketing in ấn của bạn trên trang web. Nếu bạn muốn đầu tư thời gian để mở rộng thương hiệu tập đoàn lên trang web, hãy đảm bảo chắc rằng trang web của bạn sử dụng câu chữ hấp dẫn, thuyết phục (những bài viết trên trang web thường không giống như trong những tờ brochure), và bạn không được lặp lại nội dung đã nêu trong tài liệu marketing.

Sau cùng, hãy giới thiệu trang web của bạn cho những người khác thông qua “business card”, tờ brochure, những chương trình khuyến mãi đặc biệt, v.v… Nếu những ai bỏ thời gian truy cập vào trang web công ty của bạn, họ sẽ là những người nhận được những ích lợi bất ngờ, tuyệt vời hơn.

Đó là một công việc to tát nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn hiểu được những nguyên tắc căn bản. Hãy dùng thời gian của bạn vào việc tra cứu và đọc thật nhiều các trường hợp thực tế, thành công sẽ nằm trong tầm tay của bạn. Hãy quan sát đối thủ của bạn đang làm việc đó như thế nào (đặc biệt là những đối thủ thành công)

Bạn sẽ sớm nhận ra rằng có quá nhiều ý kiến và lí thuyết đề cập tới cách nào để xây dựng một thương hiệu thành công. Vậy thì hãy cứ tiếp tục tập trung vào những điều mà bạn biết về công ty, về khách hàng hiện tại và thị trường mục tiêu của mình. Bạn phải chắc chắn mình hiểu những gì khách hàng muốn, chứ không nhất thiết phải là khách hàng cần.

Ngoài những hiểu biết trên, bạn còn cần phải hoàn thiện một chiến lược xây dựng thương hiệu bằng cách phối hợp hiệu quả những cách thức marketing phù hợp nhất để tiếp cận được thị trường mục tiêu. Cách thường xuyên nhất vẩn là kết hợp những phương pháp truyền thống với việc xây dựng và kiến tạo một trang web.